NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN HỆ THỐNG PHANH
Phanh xe là bộ phận có vai trò đảm bảo sự an toàn cho cả người và xe. Để đảm bảo vận hành một chiếc xe một cách an toàn thì không thể thiếu đi bộ phận phanh. Vậy nếu phanh không hoạt động hiệu quả thì sẽ ra sao? Cách khắc phục như nào? Hãy cùng ZuttoRide tìm giải đáp nhé.
Phanh bị kẹp chặt vào phanh đĩa
Sau một thời gian sử dụng, dầu phanh trong hệ thống phanh sẽ bị hết hoặc trở nên mất tác dụng, hệ quả là bộ phận pít tông không thể hoạt động được, dẫn đến má phanh bám lấy đĩa phanh. Khi xảy ra tình trạng này, bạn sẽ không thể chạy xe một cách bình thường được nên đưa ra tiệm sửa chữa, hoặc thay thế.
Nặng phanh
Hiện tượng này gặp chủ yếu ở phanh cơ bánh trước do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu. Cách khắc phục đơn giản nhất là xịt dầu bôi trơn vào đầu trục của phanh.
Khi bóp phanh phát ra tiếng động
Nếu bạn đang chạy xe và sử dụng phanh thì có những tiếng động bất thường phát ra, điều này rất có thể là bộ phận má phanh đã bị bị mòn, khiến cho đĩa phanh tiếp xúc với phần khung má phanh, gây ra tiếng kêu to, nghiêm trọng hơn là việc hệ thống phanh sẽ bị giảm hiệu quả hoạt động, gây mất an toàn. Cách giải quyết tốt nhất là hãy đến trạm bảo hành để sửa chữa và thay thế một chiếc má phanh mới nếu cần nhé.
Phanh bị kêu
Khi bạn chạy xe mà nhận thấy có tiếng kêu phát ra từ phanh của xe ngay cả khi bạn đang dắt xe và trên xe không có tải trọng. Nguyên nhân là do má phanh bị trơ lì gây trượt khi phanh, cát hoặc nước vào má phanh, trục quả đào bị mòn, bề mặt làm việc của tang phanh bị xước.
Phanh không "ăn"
Hiện tượng này xảy ra khi người lái xe bóp phanh rất mạnh nhưng thấy xe giảm với tốc độ rất chậm hoặc không hề giảm. Nguyên nhân chính là do má phanh đã quá mòn nhưng không được điều chỉnh tăng hoặc đã tăng hết giới hạn. Ngoài ra, má phanh bị trơ lì, dầu mỡ bám trên bề mặt phanh cũng khiến phanh gặp hiện tượng này.
Bó phanh
Đây là hiện tượng xảy ra sau khi nhả phanh nhưng má phanh không tách khỏi bề mặt tang phanh gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của xe.
Nguyên nhân cũng có thể do trục quả đào bị mòn không đều hoặc khô dầu, lò xo hồi vị phanh yếu, bề mặt làm việc của tang trống bị mòn thành rãnh sâu hoặc má phanh quá mòn. Hệ quả là khi đạp phanh quả đào quay 90 độ nên không có khả năng tự hồi về.
Ngoài ra, một số trường hợp sau khi xe mới rửa xong, hoặc đi mưa về để qua đêm cũng dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng.
Gọi ngay đến đường dây nóng 1900969612 để được cứu hộ khi xe bạn gặp sự cố, và đừng quên đăng ký thành viên để được ưu tiên ứng cứu.