CÁCH KHẮC PHỤC XE MÁY BỊ CHÁY CẦU CHÌ
Xe máy bị cháy cầu chì là sự cố khiến người dùng hoang mang và gây tốn kém nhiều chi phí sửa chữa.
Dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện của việc cầu chì xe máy bị cháy:
+ Xe không hoạt động dù cố gắng khởi động bằng mọi cách.
+ Xe có hiện tượng ngắt nghỉ bất thường.
+ Trong xe phát ra tia lửa điện, có tiếng nổ lẹt đẹt bên trong xe kèm theo mùi khét.
+ Bật chìa khóa điện không thấy lên.
+ Đèn xe máy không sáng.
+ Không thể bật xi nhan và bấm còi được.
Nguyên nhân khiến xe máy bị cháy cầu chì
+ Do dòng điện trong mạch điện quá cao khiến dây chì nóng lên, cầu chì sẽ bị cháy để bảo vệ cho cuộn dây của động cơ khỏi nguy cơ bị chập cháy, hạn chế xảy ra những sự cố nghiêm trọng.
+ Do bộ rơ le điện tử hỏng: Bộ rơ le điện có nhiệm vụ điều chỉnh dòng điện nạp từ máy sang ắc quy. Trường hợp dòng điện nạp vào quá làm cho bình ắc quy bị nóng lên. Và dòng điện cứ thế nạp vào sẽ khiến dung dịch trong bình điện sẽ bị tràn ra ngoài lấp đầy các lỗ thông hơi của ắc quy, khi đó nhiệt độ của bình điện tăng lên quá mức cho phép, dẫn đến cháy nổ cầu chì.
+ Mô men khởi động nhỏ: Trường hợp cuộn dây của động cơ điện xảy ra hiện tượng đoản mạch, dẫn đến mô men khởi động nhỏ không đủ cho động cơ hoạt động, sau khi thông điện thì động cơ phải làm việc với dòng điện quá lớn gây nên cầu chì bị cháy.
+ Hiện tượng lệch pha trong cuộn dây: Khi xảy ra sự cố chập mạch giữa các sợi dây của động cơ, khiến các đầu cực và vòng dây bị cháy không đều, dẫn đến sự lệch pha động cơ và cầu chì điện bị cháy.
Cách khắc phục
+ Đầu tiên, bạn cần tìm vị trí của hộp cầu chì, bạn có thể xem hướng dẫn của nhà sản xuất để biết vị trí của cầu chì, thường thì nó sẽ nằm ở cạnh ắc quy bên trong hộp nhựa.
+ Dùng nhíp hoặc kìm có mũi dài nhọn để gắp cầu chì hỏng ra khỏi bảng điều khiển
+ Thay cầu chì mới phù hợp với cường độ dòng điện (bạn có thể xem cường độ dòng điện tối đa ở cầu chì cũ) và lắp vào vị trí ban đầu.
Nếu bạn không am hiểu về vấn đề này thì không nên tự ý tháo lắp, sửa chữa khi xe máy bị cháy cầu chì, mà tốt nhất bạn nên đem xe ra cửa hàng sửa chữa để kiểm tra.
Gọi ngay đến đường dây nóng 1900969612 để được cứu hộ khi xe bạn gặp sự cố, và đừng quên đăng ký thành viên để được ưu tiên ứng cứu.