10 bước tự bảo dưỡng xe máy cơ bản

Nếu bạn đang sở hữu hoặc đang dự định mua một chiếc xe máy, có một vài điều bạn buộc phải nắm, trước khi quyết định mua một chiếc xe.
Những mẹo vặt này không chỉ giúp bạn hiểu về chiếc xế cưng của mình hơn mà còn giúp cho cuộc sống của ít vướng phải vô vàn rắc rối ngoài kia nhiều hơn.
Xe máy cũng như xe hơi thôi thưa các bạn, nó cũng cần được bảo dưỡng định kỳ và những kỹ thuật bảo trì cơ bản sẽ làm giảm thiểu tối đa tờ hóa đơn sửa chữa của bạn và cũng góp phần vô hiệu hóa những lỗi sửa chữa nặng, nếu có.

Và sau đây là 10 bước tự bảo dưỡng xe máy cơ bản dành cho người mới sử dụng xe.


1. Kiểm tra lốp xe



Vỏ xe sẽ có xu hướng giảm áp suất tỉ lệ thuận với thời gian sử dụng xe và cần được bơm một cách đều đặn.
Hãy bơm vào điều kiện áp suất tốt nhất cho cả bánh trước và sau bằng phương pháp thủ công.
Thời điểm tốt nhất để kiểm tra áp suất lốp chính là trước khi khởi động xe.
Lốp xe nếu được bơm căng hoàn toàn cũng giúp tăng hiệu quả về nhiên liệu cho xe.


2. Thường xuyên bôi trơ bộ nhông sên dĩa



 

Hệ truyền động bao gồm sên xe, dây đai và trục truyền động truyền năng lượng từ hộp số đến bánh sau.
Đây là một chuỗi rất cần sự phối hợp nhịp nhàng từ các nguồn linh phụ kiện và cần được bảo dưỡng định kỳ để xe có thể hoạt động trơn tru nhất.
Dây sên xe luôn luôn cần được bôi trơn.
Hãy vệ sinh dây sên định kỳ bằng một cây cọ cứng chuyên dụng và hãy loại bỏ các tạp chất bẩn và những thành phần có hại, sau đó hãy dùng loại dầu bôi trơn dây sên chuyên dụng để giúp dây sên vận hành thật êm ái.

3. Kiểm tra dung dịch làm mát



Thường xuyên theo dõi hệ thống dung dịch làm mát của xe.
Phương cách sử dụng dung dịch làm mát có thể khác nhau tùy loại xe và cũng còn tùy thuộc vào cách bạn vận hành chiếc xe của mình.
Khi mực nước làm mát suy giảm, bạn cần đong đầy với một hỗn hợp gồm dung dịch làm mát chuyên dụng và nước được hòa lẫn theo quy chuẩn sản xuất.
Thiếu nước làm mát sẽ dẫn đến động cơ bị quá tải, tăng nhiệt, hậu quả là bạn sẽ phải cầm trên tay những bảng báo giá bảo trì vô cùng nặng nè kèm theo hao tổn cũng không hề nhỏ cho xe.

4. Thay nhớt 



nhớt là một bước cực kỳ quan trọng và cũng rất dễ thực hiện.
Dầu nhờn giúp bôi trơn động cơ và giảm thiểu ma sát giữa các chi tiết máy.
Ngày nay hầu hết hãng xe đều sản xuất đi kèm một que dò mực nhớt giúp bạn có thể xem điểm cao nhất và thấp nhất khi châm và thay nhớt xe.
Tiếp tục châm nhớt cho đến khi mực nhớt đạt mức tối thiểu cần bôi trơn cho xe.
Lời khuyên hữu ích nhất đó là nên thay nhớt định kỳ mỗi 3 tháng.

5. Kiểm tra bình điện định kỳ



Bình điện cần được hết sức quan tâm và chú ý, nếu không nó sẽ làm hao hụt một lượng lớn túi tiền của bạn.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc kiểm tra bình điện, hãy nhờ một tay lái có kinh nghiệm hoặc một anh thợ máy lành nghề có thể giúp và dạy bạn cách kiểm tra bình điện.
Trước tiên bạn cần kiểm tra bình điện có bị rò rỉ hoặc cầu chì có bị hở không trước khi chạy.
Hoặc nếu ngay lúc đó bạn chưa cần sử dụng xe thì hãy tháo bình điện ra, đặt trên một miếng gỗ hoặc bìa cứng nào đó.

6. Làm sạch bộ lọc gió



Bộ lọc gió sẽ bị dơ và đóng bụi trong quá trình sử dụng và ngăn không cho không khí đi qua động cơ.
Điều này sẽ dẫn đến tình trạng xe bị ì và không còn bốc.
Hãy lau chùi bộ lọc gió định kỳ hàng tháng, hoặc tùy vào lịch bảo dưỡng của bạn.
Nếu bộ lọc gió quá dơ, tốt hơn hết là nên thay bộ lọc gió khác. Bạn cũng có thể dễ dàng tháo lắp bộ lọc gió trong quá trình sử dụng.
Hãy xem kỹ hơn trong phần hướng dẫn sử dụng chi tiết dành cho người điều khiển xe.


7. Kiểm tra phanh xe



Thật không ngoa khi nói nguyên nhân gây ra tai nạn dẫn đến tử vong là phanh xe.
Để đảm bảo an toàn cho chính mình, hãy kiểm tra phanh xe thường xuyên.
Ngày nay hầu hết các hãng xe đều trang bị phanh đĩa và má phanh thường sẽ bị mòn sau thời gian dài sử dụng.
Bạn sẽ cần phải thay má phanh nếu bạn cảm thấy má phanh mòn dần trong quá trình điều khiển xe.
Thà bỏ ra một ít chi phí sẽ giúp bạn tiết kiệm số tiền mua cả cụm đĩa phanh xe.

8. Kiểm tra đèn và còi xe



Đèn và còi xe cùng với những bộ phận có điện khác ít nhiều sẽ bị hao mòn khi bị lạm dụng sử dụng trong điều kiện trời mưa.
Hãy kiểm tra cường độ sáng của đèn, nếu bạn cảm thấy ánh sáng khuếch tán không đủ mạnh như trước đây, hãy thay bóng đèn.
Bạn cũng có thể thay những loại bóng tốt hơn để mở rộng tầm nhìn khi đi đường.
Kiểm tra xe dây còi xe có bị lỏng lẻo hoặc xuống cấp không.


9. Rửa xe máy



Việc một chiếc xe phát ra âm thanh hấp dẫn mà không có ngoại hình sạch sẽ thì cũng bằng không.
Hãy luôn đảm bảo rằng xe của bạn luôn sạch và đẹp.
Bằng những mẹo vặt cơ bản bạn cũng có thể duy trì xe của mình như khi mới đập thùng thậm chí qua nhiều năm sử dụng và cày bừa.
Bạn nên dùng xi đánh bóng và sáp để giúp các chi tiết sơn mạ trên xe còn nguyên vẹn.


10. Bảo dưỡng định kỳ



Hãy bảo dưỡng xe định kỳ tại những đại lý được ủy quyền.
Thời điểm bảo trì tốt nhất được nêu ra trong hướng dẫn sử dụng dành cho người sở hữu và hãy đảm bảo rằng bạn xin qua ý kiến chuyên gia trước khi đưa xe đi bảo dưỡng những hạng mục phức tạp hơn.
Dịch vụ bảo dưỡng tốt hơn hết là nên chăm lo cho xe của bạn những gói cơ bản như thay nhớt, thay dung dịch làm mát v.v…
Việc bảo trì xe cũng góp phần làm tăng giá trị cho xe cùng việc hạn chế sửa chữa ở mức tối thiểu.