SỬ DỤNG PHANH KHI ĐỔ ĐÈO SAO CHO AN TOÀN?
Mới đây, trên mạng xã hội vừa xuất hiện đoạn video một thanh niên đi xe máy khi đổ đèo đã không làm chủ được tay lái và té lộn nhào qua phần rào chắn bên vệ đường.
Việc sử dụng phanh và tốc độ không phù hợp khi vào cua dốc có thể khiến bạn gặp tai nạn. Ảnh cắt từ clip
Các góc cua khi xuống dốc (hoặc đổ đèo) nguy hiểm nhất
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Giao thông Công nghệ Virginia, sự kết hợp giữa các con dốc và góc cua là cung đường nguy hiểm nhất đối với cánh tài xế.
Xe máy đã thay đổi rất nhiều so với cách đây hơn 30 năm, chúng nhẹ hơn, mạnh mẽ hơn và được trang bị nhiều công nghệ an toàn hơn. Đơn cử như lốp xe có khả năng bám đường, hệ thống phanh ABS… Tuy nhiên, nếu không rèn luyện các kĩ năng lái xe, bạn vẫn có thể gặp rủi ro như bình thường.
Theo báo cáo, các góc cua là một mối nguy hiểm cho người lái, làm tăng khả năng xảy ra va chạm hoặc sự cố lên gấp đôi. Tuy nhiên, nếu góc cua kết hợp với xuống dốc thì nguy cơ sẽ tăng lên gấp 4 lần.
Giảm tốc độ trước khi vào cua.
Tại sao các góc cua xuống dốc lại có nhiều rủi ro?
Nguyên nhân đầu tiên rất có thể là do người lái đã sử dụng phanh không đúng cách.
Khi đổ đèo và gặp góc cua, bạn không nên đạp phanh quá nhiều vì điều này sẽ khiến trọng lượng dịch chuyển về phía trước và dồn nén phuộc quá mức, khiến phuộc hoạt động không hiệu quả.
Thay vào đó, bạn nên giảm tốc độ trước khi vào cua bằng phanh, đồng thời trả về số nhỏ (phanh bằng động cơ) để hạn chế tình trạng mất lái, đâm qua làn đường ngược lại hoặc nghiêm trọng hơn là đâm qua hàng rào bảo vệ.
Nếu góc cua quá khuất, bạn hãy để ý gương cầu lồi ở góc đường và bấm còi để cảnh báo các phương tiện ở hướng ngược lại.
Tay đua vô địch thế giới Stirling Moss từng nói: “Thà vào góc cua chậm và lao ra nhanh, còn hơn vào nhanh và lao ra chết”.
Để được Hỗ trợ tư vấn miễn phí & kích hoạt thẻ thành viên sau khi đăng ký, nhập ngay mã tư vấn viên ►►► 014
Theo plo.vn