BƠM LỐP XE MÁY ĐÚNG CÁCH

Thời tiết Sài Gòn, Hà Nội và cả nước đang dần giao mùa, Sài Gòn đang đón những cơn mua đầu hạ trong khi Hà Nội chuẩn bị đón nhận đợt hanh khô nắng nóng. Và vì thế, chắc hẳn chúng ta sẽ dành sự quan tâm rất lớn cho xe máy của chúng ta vì đó là phương tiện di chuyển hàng ngày. Và một trong những bộ phận cấu thành nên chiếc xe giúp cho xe lăn bánh được, không đâu khác đó chính là vỏ xe. Vậy, để sử dụng vỏ xe đúng cách, bơm áp suất bao nhiêu là phù hợ, hôm nay ZuttoRide sẽ tổng hợp một bài viết giúp quý khách hàng và anh em độc giả có thêm chút ít thông tin và kiến thức để bảo quản và sử dụng vỏ xe phù hợp.

1/ Bơm lốp xe máy thế nào cho đúng?
Nếu mặt vỏ xe máy bị mòn, khi di chuyển ngoài trời mưa hoặc đường ướt dễ bị trơn trượt. Đặc biệt là những ngày nắng nóng, nếu phải di chuyển trên một quãng đường dài, do nhiệt độ của mặt đường cao cộng với ma sát, sẽ làm cho mặt vỏ nóng lên nhanh chóng. Không khí bên trong nở ra, tăng áp suất lên bề mặt. Vỏ mòn không những không đảm bảo chất lượng mà dưới áp suất cao còn dễ bị nổ gây mất an toàn.
Vỏ quá non (áp suất hơi quá thấp) sẽ làm tăng bề mặt tiếp xúc với mặt đường làm tăng độ ma sát, dẫn đến động cơ phải hoạt động nhiều hơn, giảm tính tiết kiệm nhiên liệu và gây hiện tượng biến dạng bề mặt vỏ như méo, phình hoặc mòn không đều.
Ngoài ra, nếu lái xe trong tình trạng vỏ quá căng (áp suất hơi quá cao), khi lái cho cảm giác không được thoải mái giống như xe bị nẩy lên. Vỏ căng sẽ làm cho phần giữa vỏ nhanh bị mòn do phải chịu trọng tải cao dẫn đến giảm tuổi thọ sử dụng.
Trên mỗi vỏ xe máy đều có ghi các thông số tiêu chuẩn để phù hợp với vành được nhà cung cấp đưa ra.
Ví dụ: vỏ sau xe Honda Lead 125: 100/90-10 56J. Trong đó: 100 là bề rộng của vỏ tính bằng mm; 90 là % chiều cao của vỏ so với bề rộng của vỏ: 90%*100 = 90 mm; 10 là đường kính danh nghĩa của vành tính bằng inch; 56 là ký hiệu của khả năng chịu tải; J là ký hiệu của tốc độ tối đa cho phép.

2/ Bơm áp suất bao nhiêu là đủ?
Áp xuất bơm vỏ xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của xe. Tùy thuộc vào loại xe, điều kiện hoạt động mà nhà sản xuất lựa chọn loại vỏ xe và áp suất bơm bao nhiêu kg là phù hợp. Việc duy trì áp suất bơm vỏ đúng quy định sẽ giúp vỏ xe đảm bảo được tốt những chức năng, đảm bảo an toàn cũng như tính năng hoạt động của xe.
Bảng áp suất lốp tiêu chuẩn cho các loại xe thông dụng:

3/ Các loại vỏ xe máy hiện nay
Trên thị trường hiện nay có hai loại vỏ xe máy: vỏ có ruột thông thường và vỏ không ruột. Vỏ có ruột thì thường dùng cho những xe máy phổ thông có giá thành rẻ do ưu thế về giá và khả năng dễ dàng bơm vá khi xảy ra sự cố. vỏ không ruột thường dùng cho xe ga cao cấp, vì có tính an toàn cao và không bị xuống hơi khi cán phải đinh. Nhưng vỏ không ruột thường có giá cao hơn nhiều.
Đặc biệt với xe máy sử dụng vỏ không ruột, tuyệt đối không nên sử dụng keo tự vá không rõ nguồn gốc. Nếu để dung dịch này tồn tại lâu trong bánh xe, sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn vành và vỏ dẫn đến vỏ bị mục, vành bị rỗ và ôxy hóa.
Các chuyên gia khuyến cáo, nên thường xuyên kiểm tra vỏ xe trước khi lái như áp suất lốp, độ mòn bất thường, nứt hoặc vết chém trên hông vỏ và độ dày của bề mặt vỏ. Kiểm tra định kỳ 4.000 km/lần tại các cơ sở sửa chữa bảo dưỡng. Khi thay vỏ mới nên kiểm tra thông số vỏ tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đề ra.

Như vậy với những thông tin trên, ZuttoRide mong rằng quý khách hàng cũng như anh em độc giả đã có những kiến thức cơ bản, đủ dùng để bảo quản xe của mình một cách tốt nhất trong những ngày giao mùa.

Và đừng quên, nếu vỏ xe của các bạn gặp bất cứ vấn đề gì, đừng quên gọi ngay đến đường dây nóng 1900969612 để được ứng cứu kịp thời.