ĐỘ XE, NÊN HAY KHÔNG

Độ xe, hay xe độ, là một từ gần như đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người Việt Nam vì tính phổ biến của nó, một phần vì dân số Việt Nam đang trẻ hóa, mật độ thanh thiếu niên đông và nhiều dẫn đến tầng lớp này có thể nói chiếm một nửa dân số Việt Nam, và vì thế lượng người chơi xe và độ xe ngày một gia tăng và không có chiều hướng thuyên giảm. Nhưng, đam mê nên luôn đi kèm với lợi ích cho bản thân và xã hội, độ xe có vi phạm luật giao thông đường bộ hay bất cứ bộ luật nào trong Hiến pháp Nhà nước Việt Nam hay không, hãy cùng ZuttoRide tìm hiểu.

"Độ" xe có nghĩa là thực hiện hành vi thay đổi khác đi so với nguyên bản mà nhà sản xuất bán ra thị trường. Mà theo đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/nĐ-CP như sau:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe,
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;
b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;

Mức xử phạt thay đổi kết cấu xe moto?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt khi tự ý thay đổi màu sơn xe, cụ thể: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe; thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe; lắp đúng loại kính an toàn theo quy định.

Đối với việc đổi màu sơn xe nếu bạn muốn thì bạn nên làm thủ tục thay đổi màu sơn xe trước khi thay đổi màu sơn thực tế và dán lại tem xe để tránh trường hợp bị xử phạt.

Căn cứ Điều 14 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe việc đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi màu sơn của xe. Về thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bao gồm:

- Giấy khai đăng ký xe.

- Các giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe.

- Nộp lại giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp phải đổi biển số xe).

Khi làm thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, không phải mang xe đến kiểm tra (trừ xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn), nhưng chủ xe phải nộp bản cà số máy, số khung của xe theo quy định.

Khi đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe thì giữ nguyên biển số. Trường hợp xe đang sử dụng biển 3 số hoặc 4 số hoặc khác hệ biển thì đổi sang biển 5 số theo quy định.

Trường hợp bạn đã thay đổi màu sơn xe mà không tiến hành các thủ tục thay đổi màu sơn và xin cấp lại đăng ký, xe trước thì bạn sẽ bị xử phạt theo các quy định nói trên. Việc có bị buộc thay đổi lại màu sơn giống như trong đăng ký cũ hay không phụ thuộc vào lý do bạn đưa ra khi trình hồ sơ xin cấp lại đăng ký xe cho cơ quan có thẩm quyền. Việc thay đổi màu sơn không thuộc trường hợp phải cấp lại biển số xe.

Như vậy, ZuttoRide đã tổng hợp được hai nguồn tin hữu ích từ trang Luật Minh Khuê về trường hợp độ xe và thay đổi kết cấu, màu sơn xe máy. Mong rằng những thông tin trên sẽ phần nào hữu ích cho quý khách hàng và quý bạn đọc giả có thể cân nhắc trước khi thay đổi diện mạo cho xế yêu của mình.

Và đừng quên, ZuttoRide luôn sẵn sàng ứng cứu khi xe máy của bạn gặp bất kì sự cố nào trên đường, đăng ký thành viên và gọi ngay 1900969612 để được ưu tiên cứu hộ.