5 CÁCH SƠ CỨU THƯƠNG KHI PHƯỢT CHO CHUYẾN ĐI AN TOÀN NHẤT

Vết thương chảy máu, có dị vật, gãy xương, bong gân, khớp, chấn thương vùng cổ… là những chấn thương không thể tránh khỏi được trên cung đường phượt. Vậy làm thế nào khi gặp phải những tình huống trên, các bạn hãy cùng tham khảo những bí kíp và hướng dẫn cách sơ cứu thương khi đi phượt dưới đây cho chuyến đi chuyến đi của mình nhé.

Chuẩn bị dụng cụ để sơ cứu khi phượt
Đi phượt cần chuẩn bị những gì? Bên cạnh những vật dụng cần thiết như quần áo, đồ ăn, thì thuốc men, dụng cụ y tế… cũng là những vật dụng mà bạn không thể thiếu trong hành trình của mình như:

  • Dung dịch sát trùng oxy già
  • Cồn y tế
  • Băng y tế
  • Kéo
  • Tăm bông
  • Kim băng
  • Miếng dán y tế

Sơ cứu cầm máu vết thương
Đây là chấn thương mà các phượt thủ thường gặp nhất trên đường đi. Với mỗi loại vết thương bạn sẽ có cách xử lí khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết: Da bị rách hoặc dập nát. Vết thương hở miệng hoặc đầu xương chọc ra ngoài. Có thể thấy máu phun thành từng tia. Nạn nhân có triệu chứng run, lạnh, vã mồ hôi và da tái xanh. Đối với trường hợp này cần được sơ cứu kịp thời, tránh để mất nhiều máu có thể gây tử vong.

Cách sơ cứu thương khi phượt đối với cầm máu vết thương như sau:

Đầu tiên, các bạn cần sát trùng vết thương bằng cách rửa bằng dung dịch oxy già, cồn y tế… Rồi nâng cao phần bị thương lên, dùng một chiếc khăn sạch hoặc miếng băng y tế ấn vào vết thương. Giữ nguyên như vậy cho tới khi máu ngừng chảy. Trong trường hợp máu chảy quá nhiều, nạn nhân bị choáng cần ấn mạnh vào vết thương, giơ phần chân lên cao và giữ thấp đầu để phòng tránh hiện tượng bị sốc.

Cố định gãy tay chân
Gãy tay chân khi đi phượt có thể do bị hụt chân bám không chặt nên té ngã từ trên cao xuống. Bên cạnh đó, còn có những vết trầy xước nên chân không thể cử động, có thể đã bị gãy.

Sơ cứu chấn thương trên đường phượt, đối với trường hợp cố định gãy tay chân bạn cần dùng khăn gấp lại hoặc dây bản rộng buộc garô chân sao cho gần vết thương càng tốt. Khoảng 30 phút cần kiểm tra nới lỏng một lần. Lưu ý, không nên dùng những sợi dây mảnh để buộc vì có thể gây tổn thương vùng bị thương và nghẽn máu.

Thực hiện như sau: Trước hết cần cố định tay chân khi bị gãy để hạn chế đau đớn cho nạn nhân. Sau đó, giữ tay, chân bị gãy ở tư thế bất động để nạn nhân không bớt đau, không phát sinh nguy hiểm và vết thương mau lành hơn.

Lưu ý sơ cứu thương khi đi phượt, đối với gãy xương cẳng chân bạn đặt hai nẹp bằng gỗ hoặc tre ở trong và ngoài chi bị gãy từ giữa đùi đến quá cổ chân, rồi dùng băng để cố định lại. Đối với tay cũng vậy, bạn đặt nẹp mặt trước và mặt sau cẳng tay buộc cố định hai nẹp vào bàn tay và cẳng tay. Cuối cùng dùng dây treo cẳng tay theo góc 90 độ để cố định.

Sơ cứu say nắng, ngất xỉu
Đi phượt vào khoảng thời gian nóng bức, khi băng qua rừng thường dễ bị đổ mồ hôi trộm, choáng váng, mặt mũi tái nhợt và sau đó ngã xuống. Đây là dấu hiệu của việc bị say nắng, ngất xỉu.

Cách sơ cứu chấn thương khi đi phượt cần biết khi bị say nắng hoặc ngất xỉu. Bạn cần nhanh chóng đặt nạn nhân nằm xuống, sau đó nâng chân nạn nhân lên cao và quan sát nhịp thở. Lưu ý, nên thực hiện sơ cứu tại khu vực thoáng mát và trong lành. Khi nạn nhân tỉnh, nhẹ nhàng nâng họ ngồi dậy và cho uống nước. Đối với trường hợp lâu bình phục, cần yêu cầu nạn nhân cúi đầu giữa hai đầu gối và hít thở thật sâu. Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành hô hấp nhân tạo.

Ngăn độc rắn cắn
Trên đường di chuyển khi phượt khi đi qua bụi rậm trong rừng, nếu có thành viên trong đoàn bị rắn cắn bạn cần lưu ý những sơ cứu dưới đây:

Sơ cứu bị rắn cắn khi phượt, trước hết cần đặt nạn nhân ngồi yên sau đó phong tỏa khu vực xung quanh để đảm bảo an toàn. Lưu ý, không được động vào phần cơ thể bị rắn cắn vì có thể làm chất độc càng lan nhanh hơn gây nguy hiểm.

Trong trường hợp nạn nhân có triệu chứng trào đờm, sụp mi, mắt mờ, nuốt khó, sưng nề… là dấu hiệu do rắn độc cắn. Người bị rắn lục có triệu chứng rối loạn đông máu và xuất huyết, còn rắn hổ ảnh hưởng tới trung ương, gây liệt, suy hô hấp và ngừng thở…

Cần lưu ý, trong trường hợp bị rắn lục cắn tuyệt đối không được băng garô, không rạch hoặc hút máu vì có thể dẫn tới hoại tử, rạch rộng làm chảy máu cũng không cầm được. Do vậy, bạn chỉ cần tẩy nọc, băng ép và chuyển nạn nhân tới bệnh viện nhanh nhất có thể.

Nếu bị rắn hổ cắn, cần nhanh chóng buộc garô phía trên vết cắn 3-5 cm, cần dùng dây to bản để làm giảm vết thương. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước. Dùng dao rạch sạch vết thương hình chữ thập rộng dài khoảng 2cm và nặn máu độc ở chỗ rắn cắn, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

đăng ký thành viên Zuttoride