QUY ĐỊNH PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN DƯỚI 0,25 Mg/Lít VỚI XE MÁY LÀ BAO NHIÊU
Lỗi nồng độ cồn khi đi xe máy đang được cơ quan chức năng siết chặt hơn nên nhiều người đi xe máy thắc mắc nồng độ cồn dưới 0,25 mg/lít sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Cùng tham khảo nài dưới đây!
Đi xe máy nồng độ cồn dưới 0,25 mg/lít bị phạt bao nhiêu tiền?
Đi xe máy nồng độ cồn dưới 0,25 mg/lít bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng.
Để biết chi tiết các mức phạt khi có nồng độ cồn khi đi xe máy các bạn hãy tham khảo dưới đây:
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6); tước GPLX từ 10 - 12 tháng (Điểm d Khoản 10 Điều 6).
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/1 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khi thở: phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6); tước GPLX từ 16 - 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 6).
Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khi thở: phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6); tước GPLX từ 22 - 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6).
Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe máy bao nhiêu ngày?
Năm 2023 vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe máy tối đa là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, thực hiện theo quy định chung về tạm giữ phương tiện tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thời hạn tạm giữ xe máy có thể bị kéo dài hơn trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt: tạm giữ xe không quá 10 ngày làm việc.
Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan: tạm giữ xe không quá 01 tháng.
Cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ: tạm giữ xe không quá 02 tháng.
Hi vọng thông qua bài viết trên đây các bạn sẽ không phải lái xe máy trong tình trạng say xỉn.
Gọi ngay đến đường dây nóng 1900969612 để được cứu hộ khi xe bạn gặp sự cố, và đừng quên đăng ký thành viên để được ưu tiên ứng cứu.