KHI NÀO NÊN THAY MÁ PHANH XE MÁY
Phanh là một hệ thống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trên xe máy. Trong hệ thống phanh, má phanh (bố thắng) là bộ phận bị mài mòn nhiều nhất, chính vì thế nên nó thường xuyên được kiểm tra và thay thế để hệ thống phanh luôn làm việc hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn.
Má phanh thể hiện lực phanh bằng cách nhấn đĩa phanh từ trái và phải. Nhưng nếu sử dụng xe máy của bạn không có vật liệu ma sát còn lại của má phanh, lực phanh có thể bị mất và tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp xấu nhất.
1. Khi nào nên thay má phanh xe máy?
Khi có dấu hiệu bóp phanh không ăn bạn nên ngay lập tức thay má phanh, nếu để lâu, phải thay đĩa phanh sẽ rất nguy hiểm
Rất dễ để nhận biết khi nào cần phải thay má phanh, cụ thể khi nhận thấy những yếu tố như phanh xe không ăn, thử chính xác bằng cách bóp phanh nhưng tăng ga nhẹ xe vẫn tiến lên. Khi đó, cần phải thay má phanh mới gấp. Nếu không thay kịp thời, xe có thể bị mòn vào phần đĩa phanh. Lúc này, chi phí thay đĩa phanh sẽ tăng cao hơn nhiều so với thay má phanh. Khi thay, cần chú ý thay má phanh phíp đảm bảo chất lượng, tránh sử dụng phải hàng nhái.
Khoảng cách ước tính để thay thế là khoảng 5.000km đến 10.000km. Tuy nhiên, nó bị hao mòn nhanh chóng và có thể đạt đến tuổi thọ trước khi đi được 5.000km tùy thuộc vào má phanh được sử dụng. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra độ dày bằng cách thực sự nhìn vào má phanh.
Cách phân biệt hàng đảm bảo với hàng nhái như sau: Má phanh “chuẩn” có sự đồng màu trên bề mặt, các chi tiết như chữ khắc hoặc vết cắt đều sắc nét, khi ốp hai mặt má phanh vào nhau không bị cong vênh. Trong khi đó, má phanh phíp làm nhái thường có lẫn đồng giúp cứng (nhưng về lâu dài sẽ hại đĩa phanh) nên nhìn bề mặt có màu lấp lánh, các vết cắt mờ hoặc không có chữ thể hiện thương hiệu, khi ốp vào nhau bị cong vênh..
2. Nên làm gì sau khi thay má phanh
Đi chậm kết hợp rà phanh (phanh nhẹ) sẽ giúp hệ thống phanh hoạt động tốt hơn rất nhiều
Rà phanh là động tác chạy xe với tốc độ chậm, kết hợp bóp phanh nhẹ, tạo sự ma sát giữa má phanh và đĩa phanh trong khoảng vài cây số đến vài chục cây số đầu tiên sau khi thay má phanh mới. Rà phanh ngay sau khi thay mới má phanh luôn cần thiết vì như thế bạn sẽ biết được má phanh mới đã hợp với xe không, hoạt động tốt không. Cụ thể:
– Nếu cả má và đĩa đều mới, việc này giúp tạo ra quá trình sinh nhiệt đúng khi phanh, nó cũng truyền một lớp vật liệu mỏng từ má sang đĩa, tăng cường độ bám dính giữa hai bề mặt.
– Trong trường hợp má mới, đĩa cũ, rà phanh chính là công đoạn giúp má thích ứng với bề mặt đĩa, nên phanh rà (phanh nhẹ) trong 100 km đầu tiên để tăng tuổi thọ má. Tuyệt đối không sử dụng má cũ với đĩa mới, bởi các vân xước trên má sẽ làm hỏng mặt đĩa.