CÁCH VỆ SINH CHÂN CHỐNG XE MÁY TRÁNH BỊ RỈ SÉT

Chân chống ( hay còn gọi là Side Stand ) là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu của xe máy, chức năng của nó thì ai cũng biết đó là nâng đỡ xe khi không di chuyển.

Đối với một số dòng xe máy, chân chống nghiêng được trang bị một tính năng an toàn gọi là Công tắc chân chống. Tính năng này nhằm mang lại sự an toàn cho người lái.

Động cơ sẽ không khởi động nếu chân chống chưa được gạt lên hoặc sẽ lập tức tắt máy khi bị gạt xuống, chỉ khi chân chống trở lại vị trí gạt lên thì động cơ mới được khởi động.

Đối với một số dòng mô tô nếu chân chống chưa bật lên hết thì khi vô số sẽ tắt máy, bạn nên lưu ý khi gặp trường hợp như thế này.

Ngoài chống nghiêng thì chống đứng(giữa) cũng quan trọng không kém, dùng để nâng đỡ toàn bộ tải trọng của xe một cách cân bằng.

Thế nhưng, vấn đề chính là cặp đôi chân chống này luôn nằm ở vị trí rất dễ bám bẩn, nhất là khi trời mưa hay đi qua những đoạn đường sình lầy, đất cát. Các cảm biến điện tử tích hợp ở bộ phận này có thể bị ảnh hưởng, gây ra nhiều sự cố.

Nếu chân chống hoạt động không bình thường

- Nên sử dụng chân chống giữa hằng ngày, điều này sẽ loại bỏ khả năng rỉ sét giữa các khớp nối.

- Vệ sinh và bôi trơn chân chống định kỳ, để bật lên xuống nhẹ nhàng hơn và hạn chế đất cát bám quá chắc, khó làm sạch về sau.

Việc bôi trơn được thực hiện theo những cách sau

- Cố định xe bằng chân chống nghiêng.

- Bôi trơn trục đứng chính từ bên phải.

- Chất bôi trơn có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng chuyên bán đồ bảo dưỡng cho xe máy.

- Thực hiện thường xuyên mỗi tháng hoặc sau khi rửa xe, nhất là khi đi qua những đoạn đường có mưa lũ và sình lầy.

Đối với chân chống chống nghiêng, bạn cũng làm tương tự, cố định bằng chống đứng và thực hiện vệ sinh với chống nghiêng.

 

Gọi ngay đến đường dây nóng 1900969612 để được cứu hộ khi xe bạn gặp sự cố, và đừng quên đăng ký thành viên để được ưu tiên ứng cứu.