HƯỚNG DẪN LÁI MOTOR CÔN TAY - DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU ( PHẦN 2 )
Tiếp theo nội dung của bài hướng dẫn lái motor côn tay dành cho người mới bắt đầu
Bài viết lần này , sẽ hướng dẫn các thao tác điều khiển xe như thế nào .
Các bạn cũng có thể tham khảo lại ( Phần 1) của seri hướng dẫn này tại : Link
PHẦN 2 : HỌC CÁCH ĐIỀU KHIỂN
1. Học một khóa điều khiển mô tô an toàn.
Khóa học sẽ hướng dẫn bạn một cách tốt nhất những kỹ năng lái xe cũng như tính an toàn. Chúng tôi khuyến nghị bạn nên bắt đầu lớp dành cho người mới tập. Đây là yêu cầu bắt buộc để thi bằng lái tại Việt Nam.
► Người mới tập còn ít hoặc chưa có kinh nghiệm có thể học một khóa đào tạo lái xe cơ bản. Kiểm tra tại Sở Giao thông vận tải địa phương xem có khóa học nào trong khu vực của bạn không. Các khóa học lái xe cơ bản được tổ chức bởi nhà nước thường không có sẵn ở địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trung tâm tư nhân khác cung cấp dịch vụ này.
► Khóa đào tạo có thể cung cấp cho học viên một chiếc xe máy để tập nếu như bạn không có sẵn. Khóa học cũng sẽ hướng dẫn bạn những điều cơ bản trong cách vận hành cũng như tính an toàn.
► Nhiều trung tâm có cả phòng học lý thuyết và sân thực hành, khi kết thúc khóa học bạn sẽ được thi để lấy chứng chỉ
2. Học cách điều khiển.
Làm quen với cách vận hành cơ bản trước khi tập chạy. Khi thật sự điều khiển phương tiện, bạn sẽ phải suy nghĩ rất nhanh, vì thế nếu như không quen với cách vận hành sẽ rất nguy hiểm.
► Tay côn thường nằm ở ghi đông bên trái và được dùng để tách ly hợp từ bánh sau khi sang số.
► Cần số thường nằm ở bên chân trái và được dùng để vào số hay trả số trong lúc bóp tay côn.
► Tay ga nằm ở ghi đông bên phải và được dùng để tăng tốc. Thắng tay, dùng để hãm bánh trước nằm ở tay nắm phía ghi đông bên phải.
► Cần đạp nằm bên chân phải dùng để hãm bánh sau.
Theo nguyên tắc chung, bên trái chiếc mô tô dùng để điều khiển số, còn bên phải là để kiểm soát gia tốc và thắng xe.
3. Lên xe.
Để leo lên xe đúng cách, tiến đến từ phía bên trái của xe. Cầm lấy ghi đông bên trái và bước chân phải qua yên xe. Bàn chân trụ chắc trên mặt đất.
► Cách tốt nhất để biết thao tác vận hành một chiếc xe là ngồi lên và thử qua tất cả những tính năng điều khiển trước khi khởi động.
► Cảm nhận cách mà bạn lái thử chiếc mô tô. Nắm chặt tay lái, tiếp cận tay côn và tay thắng. Chắc rằng bạn có thể chạm vào để điều khiển chúng một cách thoải mái. Khi nắm chặt tay lái, cánh tay của bạn nên cong nhẹ nơi khuỷu tay. Ngón tay của bạn phải dễ dàng làm chủ được các công tắc.
► Đảm bảo rằng bạn có thể dễ dàng chống chân tiếp đất và cảm nhận được trọng lượng của chiếc xe bên dưới. Ngoài ra, bạn còn phải vận hành được bộ số mà không phải trượt hay nhấc chân khỏi bàn gác chân.
4. Thực hành để nắm được cảm giác của tay côn.
Tay côn dùng để sang số. Khi bóp côn, bạn sẽ giải phóng động cơ khỏi sự truyền động. Hành động này sẽ đưa xe về số 0 (còn được gọi là số “N”), khi đó, chúng ta có thể sang số.
► Khi sử dụng, tưởng tượng tay nắm ly hợp của bạn như một công tắc. Không giống với công tắc “On-Off” (Bật-Tắt), bạn cần bóp/nhả bộ ly hợp một cách từ từ và nhịp nhàng để ngăn xe không tắt máy.
► Khi nổ máy, bóp côn và đưa xe về số 1 bằng cách đạp cần số bằng chân trái. Có thể bạn sẽ phải dẫm về trước một vài lần. Khi đã dậm hết số hoặc khi bánh xe dần chuyển động thì có nghĩa là bạn đã đưa xe về số 1.
► Đa số xe mô tô có cơ cấu sang số “1 xuống, 5 lên”. Cơ cấu này thường là 1-N-2-3-4, vân vân. Khi sang số, bạn sẽ thấy con số thích hợp sáng lên trên đồng hồ.
► Khi điều khiển phương tiện, bạn nên sang số bằng cách bóp côn bằng tay trái trước để ngắt dẫn động. Cùng lúc đó, giảm tốc độ lại. Việc giảm tốc sẽ ngăn xe không bị giật khi sự truyền động tiếp diễn. Sau đó, dùng chân trái để sang số. Lên ga bằng tay phải để giữ cho sự truyền động được nhịp nhàng. Cuối cùng, thả tay côn ra, bánh sau sẽ tiếp tục được dẫn động.
5. Khởi động động cơ.
Kéo tay nắm ly hợp và xác định vị trí của công tắc chống trộm (nếu có). Đây thường là một công tắc màu đỏ nằm ở tay cầm bên phải. Trượt nó xuống vị trí “on”. Hầu hết các dòng xe hiện đại không đòi hỏi phải nổ máy bằng cần đạp, nhưng đối với những chiếc xe đời cũ thì có thể bạn phải làm điều đó. Cần đạp (nếu có) thường nằm ở bên phải, phía sau bàn gác chân trước.
► Bật chìa khóa sang vị trí “ignition” (mở) và kiểm tra xem đèn, đồng hồ có đang bật và hoạt động hay không.
► Trả về số “N”. Cách dễ nhất để làm điều này là nhấn xuống để về số 1 rồi móc nhẹ cần số lên. Nhìn xem đèn báo “N” trên đồng hồ có sáng không.
► Dùng ngón cái tay phải, nhấn giữ nút “Start” (công tắc khởi động). Nút này thường nằm bên dưới công tắc chống trộm. Công tắc khởi động thường được nhận biết bởi mũi tên hình tròn với hình tia sét ở trung tâm.
► Sau khi khởi động, để máy nổ trong khoảng 45 giây nhằm làm nóng động cơ và giúp máy móc vận hành trơn tru.
► Khi hai chân của bạn hoàn toàn nằm trên mặt đất, kéo ly hợp. Sau đó, nhấc nửa trước bàn chân lên (trọng lượng dồn vào gót chân) và lặp lại vài lần cho đến khi bạn có một cảm giác tốt về tay côn.
6. Thử "nhích xe bằng chân".
Bắt đầu với một chân chống trên mặt đất phía trước mặt. Từ từ thả tay nắm ly hợp ra cho đến khi xe bắt đầu tự trườn lên.
► Chỉ sử dụng ly hợp, đẩy xe trườn về phía trước và chống chân để duy trì sự ổn định.
► Lặp lại kỹ thuật này cho đến khi bạn có thể giữ cho xe thăng bằng khi nhấc chân lên khỏi mặt đất. Khi đó, bạn đã có một cảm giác khá tốt về sự thăng bằng của chiếc xe.
Bài viết lấy thông tin từ Wikihow